Banner mobi

Hotline hỗ trợ 0973671320

NGÀNH CƠ KHÍ VIỆT NAM CÒN CHƯA CÓ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), hiện ngành cơ khí đang có điểm yếu là làm “trọn gói” tất cả các công đoạn của sản phẩm, nên việc đầu tư bị dàn trải, hiệu quả thấp, các sản phẩm khó có khả năng cạnh tranh.

Vì thế, ngành cơ khí vẫn thiếu sự chuyên môn hóa; và chờ đợi một chiến lược định hướng cụ thể từ phía Chính phủ, các bộ, ngành để có thể hướng “mũi nhọn” đầu tư. 

Mặc dù đã tập trung phát triển hiệu quả ở một số chuyên ngành cơ khí, sản phẩm cơ khí trọng điểm, từng bước đưa ngành cơ khí phát triển. Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật của ngành cơ khí vẫn chỉ được xếp dưới mức trung bình; lĩnh vực chế tạo phôi và công nghiệp phụ trợ vẫn chưa được đầu tư đúng mức. 

“Không thể tiếp tục đầu tư một cách tràn lan và không theo quy hoạch phát triển chung của quốc gia. Trên tinh thần cơ khí Việt Nam không thể làm tốt nhiều chủng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu vì nguồn lực tài chính của đất nước có hạn, nếu không sớm tập trung sức mạnh chuyên ngành và có các chính sách bảo vệ thị trường, việc cạnh tranh giữ đơn hàng sẽ khó thực hiện được”, ông Thụ nói. 

Do vậy, Chủ tịch VAMI cũng kiến nghị, Chính phủ nên tập trung soát xét lại, lựa chọn một số các sản phẩm cơ khí trọng điểm vừa có thị trường vừa có cơ sở vật chất để phát triển, có sức sức cạnh tranh và kết hợp kinh tế quốc phòng; có thể được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt như các ngành đóng tàu biển, ô tô bus, xe khách và xe tải nhẹ, ngành chế tạo phụ tùng chi tiết, cụm máy nông nghiệp, chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện… 

Ngoài ra, doanh nghiệp ngành cơ khí cũng đang rất cần các chính sách về thị trường trong các công trình sử dụng ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ; ban hành các văn bản mới để tạo “cú hích” cho ngành… 

Theo Tổng giám đốc Tổng Công ty Cơ khí xây dựng COMA – ông Dương Văn Hồng, khó khăn chính của việc phát triển lĩnh vực cơ khí chế tạo phục vụ ngành công nghiệp Việt Nam là do chưa phát triển được một số ngành mũi nhọn trong chế tạo cơ khí dẫn đến tình trạng thiếu định hướng, thiếu tập trung trong phát triển ngành. 

“Thực tế có rất nhiều loại sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam đã và đang làm tốt như cơ khí thủy công cho thủy điện, các chi tiết phi tiêu chuẩn cho công nghiệp xi măng, nhiệt điện, hóa dầu, chế tạo thân vỏ tàu, các bồn bể chứa cho các nhà máy đường, sữa… Thì đây là những ngành nghề mà nhà nước có thể hướng mũi nhọn đầu tư, hỗ trợ vào, giúp những doanh nghiệp trong ngành phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường”, ông Hồng cũng cho hay. 

Đại diện doanh nghiệp COMA cũng cho hay, một trong những giải pháp trước mắt là với công tác đầu tư nước ngoài, nhà nước có thể ban hành danh mục những thiết bị cơ khí sản xuất được trong nước, để yêu cầu các chủ đầu tư nước ngoài bóc tách phần việc của Việt Nam sản xuất được để dành cho các doanh nghiệp Việt Nam làm, từ đó giảm phụ thuộc vào nước ngoài. 

Ngoài ra, với các dự án trong nước, nhà nước cần mạnh dạn, ưu tiên giao các dự án EPC cho các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực, kinh nghiệm, đủ điều kiện thực hiện, nhằm sử dụng nguồn nhân lực, vật tư hàng hóa có sẵn trong nước; tránh việc giao có các doanh nghiệp nước ngoài, sau đó, họ thuê lại chính các doanh nghiệp của Việt Nam. 

Chính sách trong nước sẽ ảnh hưởng lớn đến tác động của việc doanh nghiệp cơ khí Việt có thể phát triển, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Song nhiều ý kiến cũng cho rằng, doanh nghiệp không nên hoàn toàn chờ đợi vào các cơ chế chính sách và hỗ trợ cụ thể từ phía nhà nước; mà phải chủ động tìm các đối tác để chuyên môn hóa sản phẩm hơn. 

Theo ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn công nghiệp Việt nam – ICOVI, để mở rộng liên kết và sức lan tỏa, trước hết các doanh nghiệp trong nước phải tổ chức hợp tác với nhau theo hướng chuyên môn hóa hơn; trong đó, bàn tay kết nối của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí trong thời điểm này là rất quan trọng. 

Doanh nghiệp cơ khí không thể phát triển có hiệu quả trong một mô hình sản xuất khép kín, theo kiểu làm trọn gói được. Một khi đã có sự liên kết tốt, doanh nghiệp sẽ có sự phân công lẫn nhau đổi mới công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn hàng thế mạnh với nhau. Từ đó, việc tiếp cận với chuỗi sản xuất toàn cầu không còn là điều khó, ông Thịnh cho hay./.

Copyrights © 2020 HOÀNG DUY NGA. All rights reserved..Design by Nina.vn
Hotline: 0973671320
Chỉ đường Zalo Zalo: 0973671320 SMS: 0973671320

mâm rung, phễu rung, mam rung, pheu rung, nồi rung, noi rung, mâm rung đồng nai, mam rung dong nai, pheu rung dong nai, phễu rung đồng nai, nồi rung đồng nai, noi rung dong nai,

mâm rung, phễu rung, mam rung, pheu rung, nồi rung, noi rung, mâm rung đồng nai, mam rung dong nai, pheu rung dong nai, phễu rung đồng nai, nồi rung đồng nai, noi rung dong nai,

mâm rung, phễu rung, mam rung, pheu rung, nồi rung, noi rung, mâm rung đồng nai, mam rung dong nai, pheu rung dong nai, phễu rung đồng nai, nồi rung đồng nai, noi rung dong nai,